Trương Tấn Sơn – con trai cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, được xem là một hạt giống đỏ có thân thế khủng.
Mới đây, Tỉnh uỷ Long An vừa điều động ông Sơn (sinh năm 1984) về làm Phó Bí thư Huyện uỷ huyện Mộc Hóa. Chức phó bí thư huyện, về cấp hàm chỉ ngang một chủ tịch phường/ xã. Cấp hàm này rất thấp, nếu so với quá trình thăng tiến của ông Sơn.
Cụ thể, tháng 4/2020, ông Trương Tấn Sơn được Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm ký quyết định, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tân Bình. Ai cũng hiểu, ông Sơn ngồi vào ghế này là bởi vì sự tác động của ông cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Tuy nhiên, đến tháng 12/2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã điều động ông Sơn đến nhận công tác tại Tỉnh ủy Long An. Nói là điều động cho hay, thực chất, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã “tống cổ” Trương Tấn Sơn ra khỏi thành phố này.
Nay ông Sơn lại bị đẩy về làm Phó Chủ tịch một huyện xa xôi, tại một tỉnh lẻ. Về cấp hàm, Phó Chủ tịch huyện ngang với Phó Chủ tịch quận Tân Bình, mà ông Sơn được giao năm 2020. Tuy nhiên, về triển vọng, về cơ hội, thì vị trí mới này không thể ngang bằng so với vị trí trước. Tân Bình là một quận lớn, đông dân – là một trong những địa phương ươm mầm nhân sự cho thành phố.
Việc Trương Tấn Sơn bị “trục xuất” khỏi Sài Gòn cho thấy, uy tín của ông cựu Chủ tịch nước đối với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã không còn.
Được biết, ông Trương Tấn Sang từng làm Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, trước khi ra Trung ương. Tuy nhiên, sau khi ông Nguyễn Minh Triết, rồi đến ông Lê Thanh Hải, lần lượt nắm vị trí Bí thư Thành ủy, thì dây mơ rễ má của ông Sang đã bị “tróc gốc” dần. Đến thời điểm này, gần như, tiếng nói của ông Sang không còn mấy giá trị.
Ông Trương Tấn Sang là người Long An, tuy nhiên, sự nghiệp chính trị của ông chủ yếu gắn liền với thành phố lớn nhất nước. Việc chấp nhận để con trai rời thành phố lớn, về tỉnh nhà lập nghiệp, là việc cực chẳng đã. Vì không còn chốn dung thân, nên nhét đại con trai về tỉnh nhà.
Việc Trương Tấn Sơn bị đưa về tỉnh nhà, đã khiến Đảng bộ và chính quyền tỉnh Long An khó xử. Họ không tiếp nhận không được, vì dù sao, ông Sơn cũng là con của cựu Chủ tịch nước. Còn nếu tiếp nhận, đồng nghĩa, họ phải hy sinh quyền lợi cho Trương Tấn Sơn. Và cuối cùng, ông Sơn được bố trí vào một chức vụ, ngang bằng với chức vụ đã nhận ở thành phố Hồ Chí Minh, cách đây 4 năm.
Thực chất, việc thuyên chuyển này là đẩy Sơn thụt lùi, chứ không phải dẫm chân tại chỗ.
Những nhóm lợi ích địa phương cũng rất tinh ranh. Nếu quyền lực ngầm của ông Trương Tấn Sang mạnh như ông Nguyễn Tấn Dũng, thì có “cho vàng”, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh và chính quyền tỉnh Long An, cũng không dám đì cậu “quý tử” này. Nhưng chính quyền tỉnh Long An đã thấy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh dám “đuổi cổ” Trương Tấn Sơn, có nghĩa, uy tín của cựu Chủ tịch nước đã không còn. Như vậy, chính quyền Long An cũng không dại gì đi phục tùng một ông cựu Chủ tịch nước đã hết thời.
Đến cấp hàm Bộ trưởng, có thế lực hậu thuẫn mạnh mẽ, như ông Nghị, mà còn chưa tự đứng vững được, thì chắc chắn, một phó bí thư huyện ủy nhỏ nhoi như ông Sơn, cũng không tự đứng được, vẫn phải nhờ vào tác động của cha mình.
Tuy nhiên, nếu tiếng nói của ông Sang không đủ mạnh để chính quyền thành phố Hồ Chí Minh lắng nghe, thì khó có thể làm cho chính quyền tỉnh Long An phải nghe.
Rất có thể, Trương Tấn Sơn cũng chỉ quanh quẩn ở các chức vụ nhỏ nhoi, tại những nơi xa xôi. Sức và lực của ông Sang dường như đang cạn, không giúp được gì nhiều cho cậu quý tử.
Trần Chương – Thoibao.de