Ngày 20/12, rất nhiều trang báo trong nước đăng tải về vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong và 15 người nhập viện. Nhưng báo chí chỉ đưa tin chung chung, rằng, “vụ ngộ độc xảy ra tại một trung tâm hội nghị, thuộc phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội”. Tuyệt nhiên, không có báo nào dám nhắc đến tên địa điểm xảy ra sự cố.
Thực ra, thông báo của Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế, gửi Sở Y tế Hà Nội, ghi rõ:
“Cục An toàn Thực phẩm nhận thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc, tại Trung tâm Hội nghị Almaz (địa chỉ: đường Hoa Lan, khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, đường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội)…”
Như vậy, báo chí đã tự “khóa mõm” mình, không dám nhắc đến Vinhomes. Thậm chí, không dám nhắc đến bất kỳ từ nào, có thể khiến người ta liên tưởng đến Vinhomes.
Chuyện mất an toàn thực phẩm là do đơn vị thầu cung cấp bữa tiệc gây ra, chẳng liên quan gì đến Vinhomes, nếu Vinhomes không phải đơn vị tổ chức sự kiện. Việc công khai một địa chỉ thuộc khu đô thị Vinhomes Riverside, sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến trách nhiệm và uy tín của Vinhomes. Bởi ai cũng hiểu, ai làm người đó chịu trách nhiệm, chứ không thể vô cớ đổ lỗi cho chủ đầu tư.
Việc các cơ quan báo chí tự “khóa mõm”, khi có vấn đề liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng và hệ sinh thái của ông, cho thấy, quyền lực ngầm gắn với chữ Vin là vô cùng lớn. Từ VinFast, đến Vinhomes, rồi Vinpearl vv… đều là những cái tên mà không cơ quan báo chí nào dám động đến.
Điều này khiến cho nhiều nhà quan sát nghi ngờ, đặt câu hỏi. Bởi dường như, thứ quyền lực liên quan đến Vin, là quyền lực chính trị, chứ không phải loại quyền lực mềm mà các doanh nghiệp sở hữu. Càng giấu kĩ tên Vin, càng chứng tỏ, Vin không phải là một doanh nghiệp đơn thuần. Phải chăng, Vin đang kinh doanh cho những quyền lực chính trị mờ ám.
Nguồn tin nội bộ cung cấp cho thoibao.de, cho biết, gần đây, sân sau của Tô Lâm không chỉ có Xuân Cầu, mà còn có VinGroup.
Đây là thông tin mới, cần được kiểm chứng. Tuy nhiên, nhìn những biểu hiện bề ngoài, thì cũng có thể phần xác nhận tính chính xác của thông tin này.
Nếu đặt câu hỏi rằng, trong số các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam, có doanh nghiệp nào được tuyên giáo bảo vệ như Vin? Có doanh nghiệp nào được công an bảo vệ như Vin? Nếu không liên quan đến quyền lợi của một thế lực chính trị nào đấy, thậm chí phải là thế lực chính trị mạnh nhất, thì làm sao Vin nhận được sự ưu tiên đến vậy?
Có thể nói, từ “Vin” hiện nay được báo chí quốc doanh mặc định là “tên húy” của vua chúa đương triều. Lỡ đụng chạm đến Vin, thì như mắc tội “khi quân phạm thượng”, nên tự khóa mõm cho an toàn.
Vậy thì, thật sự từ “Vin” nói chung, và từ “Vinhomes” nói riêng, là “tên húy” của ai? Chẳng lẽ, nó chỉ đơn giản là “tên húy” của một doanh nhân?
Ở đất nước này, giới doanh nhân chỉ là những “con cừu” trong mắt quan lại. Họ muốn nuôi con nào thì họ nuôi, họ muốn thịt con nào thì họ thịt. Chỉ doanh nghiệp sân sau của vua chúa, được trá hình dưới vỏ bọc doanh nghiệp tư nhân, thì mới khiến “nô bộc” của chế độ sợ hãi. Vin là một cái tên như thế.
Có vẻ như, Vin không phải là một doanh nghiệp tư nhân đúng nghĩa, mà mang dáng dấp của quyền lực chính trị trong đó, theo đánh giá của nhiều nhà quan sát.
Trước đây, doanh nghiệp sân sau của giới quan lại tồn tại một cách bí ẩn. Nhưng dần dà, các doanh nghiệp này lần lượt bị giới bất đồng chính kiến phanh phui, và tố lên mạng xã hội. Giờ đây, “sân sau” được chính quyền thừa nhận một cách miễn cưỡng.
Sự thật, ở đất nước này, không một doanh nghiệp nào có thể lớn mạnh, mà đứng ngoài những mối quan hệ với giới chính trị. Bởi khi đứng ngoài, không những họ phải chịu rất nhiều bất công, mà còn có nguy cơ bị “thịt” bất cứ lúc nào, nếu họ đủ “béo” khiến quan chức thèm thuồng.
Doanh nghiệp có quyền lực trước báo chí nô bộc, không thể là doanh nghiệp trong sạch đúng nghĩa.
Hoàng Phúc – Thoibao.de